Trang thiết bị phòng khám
Sử dụng máy hấp tối tân nhất, thực hiện đúng ...
21/09/2018
Hôi miệng là một bệnh không nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng nhưng ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng giao tiếp, công việc và đời sống xã hội, nhất là đối với những người bị hôi miệng nặng: ngại tiếp xúc với người khác, thụ động, trở nên trầm cảm hoặc… một số hạn chế khác
Mùi hôi miệng sinh ra từ đâu?
Mùi khó chịu từ miệng phát sinh từ cáchợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi được gọi là VSC (Volatiti Sulfur Compounds). Có rất nhiều thành phần khác nhau trong miệng, nhưng chủ yếu mùi hôi ở miệng sinh ra từ:
– Dimethyl sulfide (CH3SCH3)
– Hydrogen sulfide (H2S): có mùi hôi trứng thối.
– Methyl Mercaptan (CH3SH) là chất pha vào gaz để nhận biết khi gaz xì vì có mùi rất nồng.
Các hợp chất lưu huỳnh này được hình thành từ các vi khuẩn chuyển hóa chất bã khi chúng ta ăn uống, xác vi khuẩn, các tế bào bong trốc trong miệng chúng ta… Trong miệng của mỗi người đều chứa các thành phần trên, nhưng nếu các thành phần này cao hơn mức bình thường, tạo thành mùi khó chịu khi chúng ta thở, nói chuyện, gây ra chứng hôi miệng.
3 Nguyên nhân gây hôi miệng ở người lớn thường thấy là:
1/ Bị khô miệng
Miệng bị khô do lượng nước bọt cung cấp cho miệng không đủ để làm sạch răng, giữ sạch các cơ trong miệng tạo ta một số tế bào chết ở răng, nướu, lưỡi làm cho các vi khuẩn nhanh chóng tập trung phân hủy gây nên mùi hôi
2/ Hôi miệng do vệ sinh răng miệng không đúng cách
Việc lười đánh răng, đánh răng không đúng cách hoặc ăn nhiều chất ngọt khiến răng bị sâu, nha chu, viêm nướu, nhiễm trùng nướu răng… gây ra mùi hôi trong miệng.
Ăn phải những thức ăn có mùi hôi, một phần thức ăn bị bám vào trong kẻ răng khiến miệng có mùi khó chịu…
3/ Mắc phải một số bệnh dẫn đến hôi miệng
– Bệnh thoát vị trực tràng, trào ngược dạ dày khiến miệng có mùi hôi.
– Bị viêm xoang, viêm phế quản, viêm amygdale, viêm nhiễm đường hô hấp.
– Lở miệng, nhiệt miệng kết hợp với bệnh viêm nha chu
– Nhiễm trùng phổi mãn tính, ung thư phổi, viêm phổi hoặc có vật lạ trong mũi.
– Suy yếu cho cơ thể như yếu gan, thận, tiểu đường
5 Cách chữa hôi miệng hiệu quả & đơn giản nhất có thể áp dụng tại nhà
1/ Trị hôi miệng bằng lá bạc hà
Dùng lá bạc hà tươi, lá càng già càng tốt có thể dùng luôn cả thân dã nhuyễn, hòa với nước theo tỉ lệ: 1: 3 súc miệng 3 lần/ ngày: vừa diệt khuẩn vừa chữa hôi miệng.
Ngoài ra bạn cũng có thể ăn lá bạc hà tươi mỗi ngày đều hiệu quả như nhau.
2/ Ăn vỏ chanh tươi để làm sạch miệng, chữa hôi miệng
Vỏ chanh tươi rửa sạch, nhai kỹ và nuốt luôn cả vỏ vừa chữa được hôi miệng vừa diệt khuẩn. Ngoài ra có thể dùng hỗn hợp nước cốt chanh tươi + muối bọt súc miệng 2 lần/ ngày: vừa sạch răng, chắc nướu vừa chữa được hôi miệng.
3/ Chữa hôi miệng bằng lá ngò gai & muối hột
Lá, cây ngò gai vị the, tính ấm, có mùi thơm hắc, công dụng trục hàn tà, khử thấp nhiệt, mạnh tỳ vị, thanh uế, giải khí trướng, kích thích tiêu hóa v.v…là bài thuốc nam hiệu quả từ ngàn xưa.
Lấy một nắm ngò gai sắc lấy nước đặc, thêm vào vài hạt muối làm nước súc miệng, khò họng nhiều lần trong ngày, sau khoảng 5-6 ngày là có công hiệu
4/ Trị hôi miệng bằng gừng tươi + sữa chua
Sữa chua làm giảm mức độ gây mùi do hydrogen sulfide trong miệng gây nên. a chua còn có tác dụng cao trong việc giảm mảng bám và vi khuẩn có hại do có chứa vitamin D – giúp tạo ra môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Kết hợp ăn sữa chua là dùng củ gừng tươi cắt lát mỏng dùng pha trà uống hoặc nhai kèm theo một lát chanh 2-3 lần/ ngày: diệt khuẩn, sạch miệng, răng & lợi.
5/ Trị hôi miệng bằng tinh dầu tràm
Bài thuốc chữa hôi miệng ở người lớn bằng dầu cây tràm từ lâu đã nổi tiếng trong dân gian: nhỏ một – hai giọt tinh dầu tram vào bàn chải đánh răng, chải răng hàng ngày. Bên cạnh đó, hỗn hợp tinh dầu tram và nước cốt bạc hà – thuốc chữa bệnh hôi miệng nhanh chóng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách để giảm mùi hôi miệng hiệu quả như sau:
– Đánh răng sau mỗi bửa ăn, dùng chỉ nha khoa làm sạch kẻ răng sau khi chảy răng để loại bỏ mản bám ở chân răng, kẻ răng.
– Cạo lưỡi mỗi ngày, nhất là ở phần cuối của lưỡi để làm sạch vi khuẩn báo trên lưỡi.
– Uống đủ nước mỗi ngày: tối thiểu là 2 lít/ ngày để cơ thể đủ nước, miệng không bị khô.
– Dùng các loại kẹo singum, diệt khuẩn
– Không hút tuốc lá, rượu, bia, cafe, hạn chế ăn các loại thức ăn gây mùi hôi.
CHÚC CÁC BẠN LUÔN TỰ TIN VỚI HƠI THỞ THƠM THO!
Sử dụng máy hấp tối tân nhất, thực hiện đúng ...
Lấy tủy răng, hay lấy gân máu bằng gây tê là ...
Làm răng sứ (bọc răng sứ) là thế nào? Giải ...